Cờ tướng Việt Nam khác tượng kỳ Trung Hoa ở những điểm nào?

Cẩm nang

Bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 5 đến thế kỷ 6, trở thành cờ vua khi đến phương Tây và trở thành cờ tướng khi lưu lạc đến phương Đông, sau nhiều thời gian phiêu bạt giang hồ, môn cờ này có nhiều biến thể và được phát triển ở nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.

Cờ tướng Việt Nam du nhập từ Trung Quốc từ thời kỳ Bắc thuộc (từ năm 179TCN-939).  Song ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhất là từ khi Ngô Quyền xưng vương vào năm 939, cờ tướng Việt Nam đã có những sự khác biệt rõ rệt so với cờ tướng Trung Hoa.

1. Khác nhau về tên gọi

Từ cổ xưa cho đến tận bây giờ người Việt Nam vẫn dùng thuật ngữ “Cờ Tướng” để chỉ môn cờ mà ở đó có 32 quân (mỗi bên gồm 16 quân viết bằng chữ Hán với 1 Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã và 5 Tốt), được bày trên một bàn cờ với 10 đường kẻ ngang và 9 đường kẻ dọc, có cửu cung ở giữa và có dòng sông (được gọi là hà) ngăn đôi ở giữa bàn cờ. Người Việt Nam gọi tên môn cờ này theo tên gọi của quân Tướng là quân quan trọng nhất trên bàn cờ, đó là “Cờ Tướng” (General Chess).

Tuy nhiên, cờ này ở Trung Hoa được gọi là “Tượng kỳ” theo nghĩa chữ Hán là cờ hình tượng (không phải vì có quân Tượng trên bàn cờ). Tên gọi này bắt nguồn từ khi trò chơi Chaturanga mới du nhập vào Trung Hoa, khi đó các quân cờ có hình tượng và có độ cao như cờ Vua ngày nay. Sau này khi chuyển đổi thành quân cờ tròn và dẹt, có chữ Hán viết ở trên, người Trung Hoa vẫn giữ nguyên tên gọi là “Tượng kỳ” (Xiangqi).

2. Khác nhau về tên gọi của các quân cờ

Từ xa xưa ở Việt Nam xuất hiện 2 loại trò chơi giống hệt nhau là co tuong và trò chơi có tên gọi “Tam cúc”

Trong bộ bài Tam cúc có 32 quân, gồm 16 quân đỏ và 16 quân đen. Mỗi bên có 1 Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã và 5 Tốt. Chữ Hán dùng để thể hiện 7 loại quân này giống hệt nhau ở cả 2 bên và chỉ khác nhau về mầu sắc (đỏ và đen).

Phạm Tùng
Phạm Tùng

Với ước nguyện được cháy hết đam mê cùng bộ môn cờ tướng, mình tạo ra sân chơi này mong muốn được kết nối với kỳ thủ trong và ngoài nước, giao lưu, học hỏi. Hy vọng sẽ phát triển cộng đồng ngày càng vững mạnh.

Để lại bình luận

Bài viết liên quan

Khái niệm khai cuộc

Khái niệm khai cuộc

Khai cuộc là giai đoạn mở đầu của một ván cờ, có nghĩa là trong một ván đấu cờ Tướng, khi bên Đỏ (tiên) bắt đầu đi nước thứ nhất cũng chính là khởi đầu của giai đoạn khai cuộc. Giai đoạn này đối với những người chơi cờ là giai đoạn cực kỳ quan trọng, bởi vì nó có ảnh...

Đừng mặc cả với Bảo hiểm

Đừng mặc cả với Bảo hiểm

Có 1 người phụ nữ làm công việc tự do và thu nhập bình thường đã mua cho mình 4 Hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ. Những người xung quanh hỏi: "Chị làm việc rất chăm chỉ mỗi ngày với một thu nhập ít ỏi, tại sao chị lại sẵn sàng chi nhiều tiền để mua Bảo hiểm?" Câu trả lời...

LỜI HỨA CỦA BA/MẸ

LỜI HỨA CỦA BA/MẸ

LỜI HỨA CỦA BA/MẸ Nếu trời mưa thì ba mẹ sẽ chịu ướt nhưng con nhất định phải được che chắn cẩn thận Nếu cuộc sống có chật vật thì ba mẹ sẽ chịu vất vả nhưng con nhất định vẫn sẽ được no đủ Nếu cuộc đời cha mẹ kém may mắn phải dừng chân giữa đường đời thì tương lai...

CÂU CHUYỆN 80 NĂM CUỘC ĐỜI

CÂU CHUYỆN 80 NĂM CUỘC ĐỜI

CÂU CHUYỆN 80 NĂM CUỘC ĐỜI: 20 NĂM ĐẦU: ba mẹ là nơi nương tựa 10 NĂM TIẾP THEO: là lúc ra đời loay hoay tìm định hướng. 20 NĂM GIỮA: là lúc bạn sẽ có một công việc/sự nghiệp rực rỡ nhất, nhưng: Bạn sẽ là chỗ dựa cho vợ/chồng con, cha mẹ Hàng loạt chi phí lớn bạn phải...

VƯỢT KHỔ và VƯỢT SƯỚNG cái nào DỄ HƠN ?

VƯỢT KHỔ và VƯỢT SƯỚNG cái nào DỄ HƠN ?

Vượt khổ : là việc bạn đã chọn đi qua nghịch cảnh để vươn lên số phận. Và trong hành trình ngoi ra khỏi những khó khăn, khắc nghiệt thì chỉ có bản thân mình mới cảm nhận được những giọt mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu trong suốt chặng đường ấy giá trị như thế nào....

HÃY SỐNG NHƯ HÔM NAY LÀ NGÀY CUỐI CÙNG

HÃY SỐNG NHƯ HÔM NAY LÀ NGÀY CUỐI CÙNG

Mình cũng đã từng nghĩ giống nhiều người : Khi nào mình dư giả sẽ lo cho bản thân tốt! Hoàn thành xong cái này cái kia mới nghĩ đến việc đi du lịch Trả xong nợ mới mua bảo hiểm! Nhưng Chi nhận ra mình đã lầm! Những việc gì có thể làm được hãy làm luôn, đừng đợi chờ...